Lịch sử Tiếng_Pháp

Đế quốc La Mã và ảnh hưởng của tiếng Latin

Trước khi bị xâm chiếm bởi Đế quốc La Mã, dưới sự lãnh đạo của Julius Cæsar, các khu vực thuộc Pháp hiện giờ là đất của một giống dân Celt có tên là người Gaul; cộng thêm vào đó là người Ibero ở phía nam, người Ligure ở dọc theo bờ biển Địa Trung Hảingười Vascon (hay Gascon) ở dọc theo ranh giới với Tây Ban Nha bây giờ. Mặc dù hiện nay có rất nhiều người Pháp nhận tổ tiên của họ là người Gaul (tiếng Pháp: nos ancêtres les Gaulois), tiếng Pháp hiện nay chỉ còn độ 200 từ có gốc Celt – đa số là các địa danh. Ngôn ngữ được dùng một cách chính thức tại Pháp sau khi bị xâm chiếm, giống như tại các vùng khác của Đế quốc La Mã, dĩ nhiên là tiếng Latin – một loại Latin bình dân (Latin vulgaire) chắc chắn không thể nào được chấp nhận bởi các nhà văn thơ nổi tiếng của văn chương Latin như Cicero.

Các nhóm người Đức và ảnh hưởng của tiếng Đức

Vào thế kỷ thứ 3, các giống dân Đức bắt đầu xâm chiếm Đế quốc La Mã; nhiều nhóm, sau khi xâm chiếm, đã định cư tại Pháp. Trong số các nhóm định cư, bốn nhóm có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ dùng tại Pháp lúc bấy giờ là: người Frank (định cư tại miền bắc), người Aleman (định cư dọc theo biên giới Đức), người Burgundi (định cư dọc theo thung lũng sông Rhône) và người Visigoth (hay người Goth – định cư tại vùng Nouvelle-Aquitaine). Ảnh hưởng văn hoá của các giống dân người Đức này hiện rõ nhất trong bộ từ vựng của tiếng Pháp hiện nay: 15% các từ tiếng Pháp có gốc Đức.

Tiếng Oïl và tiếng Oc

Đến cuối thế kỷ thứ 5 thì các giống dân Đức chiếm hoàn toàn đất Pháp từ tay của Đế quốc La Mã. Các ngôn ngữ dùng tại Pháp trong 4 thế kỷ sau đó bị biến đổi dần dần và được các nhà ngôn ngữ học chia ra làm 3 tiếng chính:

  • Tiếng Oïl, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oïl, là tiếng được dùng tại miền bắc. Tiếng này là loại tiếng Latinh bình dân dùng dưới thời Đế quốc La Mã nhưng bị biến đổi rất nhiều vì ảnh hưởng ngôn ngữ của người Frank. Tiếng Pháp hiện nay là hậu thân của tiếng này. Một số giọng tiếng Pháp ở miền bắc bây giờ, như các giọng Picard, Wallon, Normand..., cũng là hậu thân của nó.
  • Tiếng Oc, được gọi như vậy vì những người nói tiếng này phát âm chữ oui thành oc, là tiếng được dùng tại miền nam. Tiếng này ít bị ảnh hưởng của người Frank nên gần tiếng Latinh hơn. Một số giọng tiếng Pháp ở miền nam bây giờ, như các giọng Gascon, Provençal..., là hậu thân của tiếng này.
  • Tiếng Pháp-Provençal (hay Arpital) là một loại tiếng đứng giữa hai tiếng kể trên.

Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Pháp hiện nay là một loại tiếng Rôman nhưng đã bị khá nhiều ảnh hưởng của tiếng Đức. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Pháp (la langue française), nước Pháp (la France) và nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Frank của người Frank.

Ảnh hưởng của các văn hóa Tây Âu

Khi người Anglo-Saxon xâm chiếm đảo Anh trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 8, một số người Celt sống tại các vùng tây-nam của đảo Anh chạy sang sống tại vùng tây-bắc của nước Pháp. Những người này tuy không phải là người Gaul khi xưa của Pháp nhưng dùng một thứ tiếng khá giống – vì người Gaul cũng là người Celt – nên họ đã có ảnh hưởng quan trọng đến ngôn ngữ địa phương tại vùng họ định cư. Ngày nay ảnh hưởng này còn tồn tại trong giọng Breton của tiếng Pháp. Hơn nữa, một số người Pháp lớn tuổi sống tại Breton vẫn còn có thể giao dịch với những người Celt sống tại xứ Wales và các vùng Cornwall, Devon của Anh.

Trong khi đó về phía nam, trong khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, người Vascon từ Tây Ban Nha vượt qua dãy Pyrénées sang định cư tại vùng tây-nam của Pháp. Ảnh hưởng văn hóa của những người này còn tồn tại trong giọng Gascon của tiếng Pháp ngày nay.

Hình thành của tiếng Pháp qua thời gian

Các nhà ngôn ngữ học chia sự phát triển của tiếng Pháp ra làm 4 giai đoạn:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Pháp http://www.cpfalta.ab.ca/Learning/whyfrench.htm http://www.axl.cefan.ulaval.ca/francophonie/franco... http://www.dicovia.com/dico/francais-vietnamien/le... http://www.ledevoir.com/non-classe/69236/agora-la-... http://www2.ignatius.edu/faculty/turner/languages.... http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/eb... http://www.amazon.fr/dp/2098821778 http://www.diplomatie.gouv.fr/en/french-foreign-po... http://www.nathan.fr http://www.thelocal.fr/20141106/french-speakers-wo...